Cần làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ?

Cần làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ?
1. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, ba mẹ hãy cùng tham khảo những lưu ý sau đây:

2. Cho trẻ uống đủ nước
Uống đủ nước là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Vì vậy, ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và cường độ hoạt động, vui chơi của từng bé.

Lượng nước uống trung bình mỗi ngày theo American dietary recommendations (Institute of Medicine, 2005) (giải thích: ví dụ trẻ 1-3 tuổi, trung bình mỗi ngày cần nhập vào 1300ml nước, trong đó 900ml là từ nước uống và 400ml còn lại là từ canh, trái cây…)

>>> https://tamino.vn/cach-tang-suc-de-khang-cho-tre/

3. Bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho trẻ vào thực đơn
Những thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Ba mẹ hãy bổ sung ngay những thực phẩm này vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho trẻ nhé!

thuoc-tang-can-cho-tre-em-7_result

Cá: ba mẹ nên bổ sung cá thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của trẻ vì cá có chứa chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch.
Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
Khoai lang: loại củ này có chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn đồng thời giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
Các loại trái cây chứa các chất tăng sức đề kháng cho trẻ: Chuối giàu vitamin B6, chất xơ tiêu hóa và kali; cam và quýt với lượng vitamin C dồi dào; nho chứa chất chống oxy hóa cao,... có tác động tích cực đến hệ miễn dịch.

4. Cho trẻ ăn một cách khoa học
Không những chú trọng đến việc cho trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu, ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc cho trẻ ăn thế nào là đúng cách. Ba mẹ cần tập cho trẻ ăn đúng giờ, đều đặn. Thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú và cảm giác ngon miệng cho bé. Một bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng là phải có đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, không nên chỉ tập trung vào một loại chất.

>>> https://tamino.vn/an-chuoi-co-map-khong/

5. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ sâu và đủ dài là rất cần thiết cho sự phát triển của bé, hỗ trợ làm tăng sức đề kháng cho trẻ; phát triển trí tuệ, chiều cao, cân nặng của trẻ; giúp trẻ có tinh thần thoải mái, chơi ngoan cả ngày. Vì vậy, ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ một giấc ngủ sâu từ 8-11 tiếng tùy theo độ tuổi.

Tổng thời gian giấc ngủ trong ngày theo AASM (American Academy of Sleep Medicine) 2016

4 - 12 tháng: 12-16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)

1 - 2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)

3 – 5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)

6 – 12 tuổi: 9-12 giờ

13 - 18 tuổi: 8-10 giờ

18 tuổi trở lên: từ 7 giờ trở lên

1120 Views
Kommentare
()
Einen neuen Kommentar hinzufügenEine neue Antwort hinzufügen
Ich stimme zu, dass meine Angaben gespeichert und verarbeitet werden dürfen.*
Abbrechen
Antwort abschicken
Kommentar abschicken
Weitere laden

Der Footer

In diesem Bereich kannst du Inhalte anlegen, die dann auf allen Seiten zu sehen sind. Andere Systeme nennen diesen Bereich "Sidebar unten". Wir nennen es „Footer“ oder „Fußbereich“. Über den Design-Editor kannst du diesen Footer jederzeit ausblenden.

 

Möchtest du lieber eine linke oder rechte Sidebar haben, dann kannst du auch das mit einem Klick anschalten. Und zwar, ohne dass du ein anderes Design auswählen musst.

Dies ist eine mit page4 erstellte kostenlose Webseite. Gestalte deine Eigene auf www.page4.com
 
pacifichealthcare 0