Nha chu là bệnh lý gây viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu, mô nâng đỡ của răng. Biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, răng lung lay, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, cuối cùng là mất răng. Có thể xem phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là vì bệnh nha chu gây nên.
Nguyên nhân gây bệnh nha nhu?
Nguyên nhân gây bệnh nha nhu chính là các vi khuẩn hiện diện trong mảng bám răng. Sự tích tụ số lượng các vi khuẩn trong mảng bám răng là yếu tố khởi phát bệnh nha chu. Tuy nhiên ngoài vai trò vi khuẩn thì tổng trạng của bệnh nhân cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. https://nhakhoakim.com/cach-chua-tut-loi-toan-hieu-qua-cao.html
Mảng bám vi khuẩn thường được phát hiện bằng các chất nhuộm màu. Có hai loại mảng bám: mảng bám trên nướu và mảng bám dưới nướu. Thành phần chính trong mảng bám là vi khuẩn. Nếu không được loại bỏ thì mảng bám sẽ bị khoáng hoá dẫn đến việc hình thành vôi răng (cao răng ).
Và chính bề mặt thô nhám của vôi răng là nơi lý tưởng cho sự tích tụ vi khuẩn và khả năng gây bệnh nha chu ngày càng cao hơn. Chính vì vậy mà trong điều trị bệnh nha chu ngoài các kỹ thuật điều trị chuyên biệt thì vấn đề vệ sinh răng miệng được xem như là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Điều trị :
Bước 1: Bác sĩ khám và tư vấn trực tiếp để phát hiện mức độ trầm trọng của bệnh
Bước 2: Chụp phim X-quang răng (nếu cần )
Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp thích hợp với từng giai đoạn và mức độ của bệnh
Mức độ nhẹ và vừa
Quan trọng nhất là làm sạch răng miệng vùng nướu và quanh răng. Bác sĩ tiến hành cạo vôi răng và hướng dẫn bệnh nhân quy trình tự chăm sóc, làm sạch tại nhà.
Cạo vôi răng
Đánh bóng răng
Mức độ nặng
Khi bệnh nha chu của bạn đã diễn tiến ở mức độ nặng hơn thì việc phẫu thuật sẽ được chỉ định để điều trị một cách triệt để. Mục đích của việc phẫu thuật là phục hồi cấu trúc giải phẫu của mô nha chu và tạo thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng.
Có 4 loại hình phẫu thuật nha chu thường xuyên được tiến hành nhất là: phẫu thuật loại bỏ túi nha chu, phẫu thuật tái tạo mô, phẫu thuật làm dài thân răng và phẫu thuật cấy ghép mô mềm.
Mức độ trầm trọng
Khi răng đã bị viêm nướu gây tiêu xương dẫn đến lung lay và mất răng thì nhổ răng là điều phải làm để tránh ảnh hưởng tới những răng kế cận.
Bước 4: Tái khám mỗi 6 tháng và theo dõi tình trạng bệnh nha chu.
Những lưu ý khi chăm sóc răng miệng tại nhà:
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc điều trị bệnh nha chu. https://nhakhoakim.com/cat-loi-lam-dai-rang-chua-cuoi-ho-loi-nhanh-chong-khong-dau.html
+ Chải răng đúng phương pháp, không quá thô bạo, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
+ Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt ở các kẽ răng
+ Tránh hút thuốc lá
+ Tái khám định kỳ 6 tháng/lần